Slide1 Slide2


Hòa thượng Thích Chơn Thiện - Bậc cao Tăng uyên thâm khả kính

Đăng lúc: Thứ hai - 14/11/2016 00:18 - Người đăng bài viết: bode
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII, XIII, XIV (đương nhiệm); Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương; Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh vừa viên tịch tại Tổ đình Tường Vân, cố đô Huế.

www.giacngo.vn (3).jpg

Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã viên tịch chỉ sau một thời gian ngắn lâm bệnh. Trước đó khoảng chừng nữa tháng tôi biết Hòa thượng vẫn làm việc bình thường. Sau đó nghe tin Hòa thượng nhập viện. Rồi Hòa thượng được chuyển ra tận Hà nội khi bệnh trở nên nặng hơn.
 
Trong chuyến đi Hà Nội tham dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN và tham dự Hội thảo Giáo dục Phật giáo, sáng hôm đó, thay vì đi tham dự Hội thảo, tôi đã quyết định tháp tùng chư Tôn Túc đi thăm Hòa thượng tại bệnh viện Vinmec International Hospital tại Hà Nội.  

Phong Tong thong 21 trieu dong/ngay o Benh vien Vinmec co gi dac biet? - Anh 1

Trên khuôn viên gần 2,5 hecta, Vinmec bao gồm 02 tầng hầm và 07 tầng nổi, 19 khoa với 31 chuyên khoa cùng cũng hơn 600 phòng bệnh và phòng khám.

Lúc vào bệnh viện, tôi chỉ nghĩ Hòa thượng bệnh vài bữa rồi về thôi nên không lo lắng gì. Thấy Hòa thượng nằm trên giường bệnh trong một căn phòng đặc biệt, phía ngoài là một phòng khách rộng rồi tiếp theo là phòng dành cho người nhà nuôi bệnh, phòng vệ sinh, trông giống như một căn hộ cao cấp. Sau đó tôi được biết căn phòng này được gọi là phòng Tổng thống (President suite) với giá lên đến 21 triệu đồng/ngày, trong tòa nhà được gọi là ‘bệnh viện 5 sao’ của tập đoàn Vingroup-Việt Nam.

Phong Tong thong 21 trieu dong/ngay o Benh vien Vinmec co gi dac biet? - Anh 3

Ngồi một hồi thì hay tin bệnh Hòa thượng chuyển nặng và đội ngũ y bác sĩ bắt đầu được tăng cường. Họ đang chuẩn bị chuyển Hòa thượng xuống phòng cấp cứu nên đoàn phái cáo từ ra về. Khi xe đang còn đi lại trên phố Hà Nội đã nghe tin Hòa thượng sẽ được chuyển về Huế bằng phi cơ vì khả năng Hòa thượng không qua khỏi chỉ trong vài ngày tới. Khi nghe như vậy tôi đã vô cùng bồi hồi. Không lẽ Hòa thượng sắp ra đi hay sao. Mới ngày nào đó còn được nghe Hòa thượng giảng, được học với Hòa thượng. Rồi những cảm xúc thương kính Hòa thượng lại ùa về trong ký ức. Lòng tự nhủ, nếu Hòa thượng viên tịch thì mình phải ra Huế ngay lập tức…

Phong Tong thong 21 trieu dong/ngay o Benh vien Vinmec co gi dac biet? - Anh 2
Sau đó nghe tin Hòa thượng sẽ được chuyển về Huế vào lúc 4h chiều bằng máy bay dân dụng Vietnam Airlines. Nhưng đến chiều lại nghe tin chiếc phi cơ ấy được đổi thành một chuyên cơ được thuê từ Singapore bay về Hà Nội vào lúc 5h chiều để chở Hòa thượng về. Như vậy chỉ trong vài giờ mà đã có những quyết định quyết liệt như vậy. Nghe nói quyết định thuê chuyên cơ là do phía Quốc hội đã can thiệp cho tập đoàn Vingroup thuê riêng một chuyên cơ để chở Hòa thượng, do vì hiện tại tôi được biết, Việt Nam chưa có một chuyên cơ y tế nào cả, mà muốn thì phải thuê từ nước ngoài. Bởi vì việc thuê chuyên cơ như thế sẽ rất đắt đỏ. Qua đó để thấy rằng, Hòa thượng là nhân vật quan trọng như thế nào đối với Phật giáo và Nhà nước Việt Nam.  
 
Sự ra đi của Hòa thượng là một mất mác lớn lao cho Phật giáo nói riêng và đất nước nói chung, bởi vì Hòa thượng là một bậc cao Tăng thạc đức, suốt đời phụng sự đạo Pháp và dân tộc một cách tích cực nhất, luôn chăm lo giáo dục cho các thế hệ Tăng Ni đàn hậu học, chăm lo Phật sự cho Phật giáo nói chung mà những chức vụ quan trọng của Hòa thượng có thể nói lên được.

Tôi có duyên được học với Hòa thượng (thường gọi là Thầy Chơn Thiện, vì từ ngữ này đã trở nên gần gũi và thân thương) kể từ khi Hòa thượng mới trở về từ Ấn Độ sau những năm tháng dài học tập ở nước ngoài. Thật ra, trước năm 1975, Hòa thượng đã từng du học ở Mỹ và tốt nghiệp cao học về Tâm lý giáo dục và trở về đất nước chỉ trước ngày đất nước hoàn toàn độc lập. Sau này, Hòa thượng Thích Minh Châu đã cử Hòa thượng đi du học Ân Độ để hoàn thành học vị cao nhất với mục đích kế thừa và giúp đỡ cho trường. Vào năm 1996, sau khi từ Ấn Độ trở về, Hòa thượng được Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh khi ấy là trường Cao cấp Phật học Việt Nam đã long trọng tổ chức một buổi lễ đón mừng. Trong buổi lễ ấy, nhiều người đã tặng hoa và nhiều quà chúng mừng khiến Hòa thượng bùi ngùi xúc động. Ngay tại bục thuyết trình, Hòa thượng đã khóc và kể về những tháng ngày khổ nhọc trên xứ lạ quê người. Hòa thượng kể, nhiều khi thèm thức ăn Việt Nam lắm nhưng cũng đành chịu, mà chỉ tìm cách chế biến vài thứ hao hao giống thức ăn Việt Nam thôi vì thiếu nguyên liệu và gia vị; rồi thèm được nhìn và nói chuyện với người Việt Nam nhưng ít khi gặp lắm. Hòa thượng kể, cái mà Hòa thượng thèm nhất đó là trà, vì trà ở đây không có, mà có cũng rất khác so với Việt Nam. Lâu lắm mới có một phái đoàn từ Việt Nam qua, mà thỉnh thoảng họ mới mang trà để biếu Hòa thượng. Giờ về Việt Nam không thiếu thứ gì nhưng khi ở bên đó thì hiếm khi có ai cho thứ gì…
 
Có thể thấy, trong suốt 20 năm từ ngày du học Ấn Độ trở về, Hòa thượng đã miệt mài nghiên cứu, giảng dạy, rồi làm việc Giáo hội và phục vụ đất nước với cương vị là Đại biểu Quốc hội suốt 4 khóa liền, Hòa thượng đã có nhiều đóng góp to lớn cho Phật giáo và đất nước Việt Nam. Cũng trên cương vị là Đại biểu Quốc hội 4 khóa liền, Hòa thượng đã đóng góp rất nhiều chuyên đề nghiên cứu có giá trị cao cho Quốc hội. Rồi trong lĩnh vực nghiên cứu và dịch thuật, Hòa thượng đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và chất lượng, đặc biệt là công trình luận án tiến sĩ Phật học đã gây tiếng vang lớn trong lĩnh vực Phật học trên trường quốc tế. Chính vì bản luận án này mà ngay từ khi mới được công bố tại Việt Nam, Hòa thượng đã phải đứng ra phản biện rất nhiều luồng tư tưởng trái chiều và quy chụp từ phía nhà nước và các nhà nghiên cứu trong nước. Có thể thấy, tất cả những công trình nghiên cứu, bài viết, và dịch thuật của Hòa thượng đều có độ trong sáng, rõ ràng rất cao và đầy tính khoa học, cả trong văn phong tiếng Anh và tiếng Việt.
 
Ngoài ra, Hòa thượng còn là một nhà hoằng pháp lớn. Tất cả những băng giảng của Hòa thượng trước đây đều có giá trị và chất lượng rất cao, nhất là đối với các Tăng Ni sinh và những người có trình độ hiểu biết tốt. Hòa thượng giảng Kinh Luận rất sâu sắc, lý luận sắc bén và rõ ràng, trích dẫn nhiều kinh điển mang tính thiết thực hiện tại. Trong các chuyến đi hoằng pháp châu Âu và nước ngoài sau này, Hòa thượng đã để lại trong lòng nhiều người dân và Phật tử một tình cảm cao đẹp vì khả năng thuyết giảng rất thuyết phục của ngài.     

TVN.

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Back to top