Vừa qua, trong chuyến điền dã về miền Tây và Nam Trung bộ cùng với phái đoàn của Ban Văn hóa Trung Ương (BVHTƯ) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhằm khảo sát, nghiên cứu các ngôi chùa đặc trưng và tọa đàm với Ban Trị sự (BTS) các tỉnh thành trong chương trình thực hiện 4 đề án lớn do GHPGVN đề ra, đó là: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc và Di sản Phật giáo, mà tôi là một thành viên, đã để lại trong tôi những cảm nhận và suy nghĩ về chuyến đi này.
Tọa đàm tại tỉnh hội Thừa Thiên Huế Vừa qua, trong chuyến điền dã về miền Tây và Nam Trung bộ cùng với phái đoàn của Ban Văn hóa Trung Ương (BVHTƯ) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhằm khảo sát, nghiên cứu các ngôi chùa đặc trưng và tọa đàm với Ban Trị sự (BTS) các tỉnh thành trong chương trình thực hiện 4 đề án lớn do GHPGVN đề ra, đó là: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc và Di sản Phật giáo, mà tôi là một thành viên, đã để lại trong tôi những cảm nhận và suy nghĩ về chuyến đi này.
Đây là chuyến khảo sát có lẽ không có gì mới mẻ, nhưng qua đó chúng tôi có thể biết thêm được nhiều điều, đặc biệt là các ngôi chùa cổ với nhiều nét văn hóa đặc trưng và đa dạng theo vùng miền. Tính đặc trưng và đa dạng theo vùng miền có lẽ là nét văn hóa đặc trưng của PGVN. Do đó, tham vọng của BVHTƯ là làm sao để các chùa có thể giữ gìn được nét văn hóa đặc trưng này, cũng như tiến tới thống nhất cách quản lí, bảo tồn và thay đổi được những vấn đề tồn đọng từ trước đến nay trong hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam, đó là giữ gìn tính phổ biến và trong sáng của tiếng Việt mà hầu như các ngôi chùa ở Việt Nam đều chưa làm được.
Có thể thấy, vấn đề Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến Trúc và Di sản PGVN đang là vấn đề nhức nhối cho cả ngôi nhà PGVN nói chung, khi mà PGVN vẫn chưa có tiếng nói chung trong việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa đặc trưng về Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc và Di sản. PGVN vẫn chưa có một màu sắc y phục đặc trưng theo truyền thống PGVN để nhận dạng, cũng như việc sử dụng ngôn ngữ như tên chùa, hoành phi, đối liễn, bia ký, và kinh tụng trong các chùa để làm sao đa số người dân khi đến chùa hay tiếp thu đạo Phật có thể dễ dàng đọc hiểu. Hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều sử dụng chữ Nho làm phương tiện truyền tải ý nghĩa và cách thức bài trí trong chùa. Điều này đã khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng chùa ở Việt Nam là do Trung Quốc xây, hoặc bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi văn hóa Trung Quốc. Pháp phục dành cho Tăng Ni cũng vậy, chưa có một màu sắc đặc trưng, mà là vay mượn, quá đa dạng, chính vì thế mỗi khi ra nước ngoài, chư Tăng Ni Việt Nam thường bị nhầm tưởng là Tăng Ni các nước khác. Nhiều ngôi chùa xây mới hiện nay quá chú trọng đến tính chất hiện đại, hoành tráng và tiện nghi sử dụng nên đã bỏ qua nét truyền thống và cổ kính, vốn là nét đặc trưng của văn hóa chùa Việt. Do đó, việc bảo tồn các giá trị văn hóa và kiến trúc truyền thống chùa Việt đang là vấn đề trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong suốt chuyến điền dã và làm việc với BTS các tỉnh thành, tinh thần làm việc của BVHTƯ vẫn là “thống nhất trong đa dạng”. Có nghĩ là vẫn duy trì nét truyền thống đặc thù của các chùa, nhưng phải có một kế hoạch cụ thể để thực hiện, bảo tồn và phát huy theo một hướng thống nhất nào đó. Bởi vì, một mặt, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa PGVN, cần phải duy trì sự khác biệt vốn có trong các hệ phái Phật giáo và sự khác nhau giữa các vùng miền; nhưng mặt khác là định hướng phát triển cái đa dạng đó trong sự thống nhất, tránh tình trạng lai căng quá mức cũng như đề ra tính thống nhất về màu sắc, pháp phục và kinh tụng là vấn đề đã và đang tạo ra khó khăn cho PGVN khi tham gia các chương trình Quốc lễ và Quốc tế lễ.
Phái đoàn của BVHTƯ đi khảo sát lần này là một phái đoàn đông đảo, gồm có, phía BVHTƯ gồm có Chư Tôn đức như HT Thích Hải Ấn, Phó Ban thường trực; TT Thích Thọ Lạc, Phó Ban thường trực; HT Thích Quang Nhuận, Phó Ban; TT Thích Bửu Chánh, Phó Ban; TT Thích Minh Tiến, Phó Ban, cùng quý Tăng Ni và Cư sĩ trong BVH. Phía đối tác của BVH gồm có chư vị Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả từ các viện và hội nghiên cứu như: Viện Ngôn ngữ, Viện bảo tồn, Viện bảo tàng, Viện thiết kế Fadin, Viện mẫu, Hội ngôn ngữ học, Hội kiến trúc sư, Hiệp Hội dệt may, Hiệp Hội da giầy, và Đài tiếng nói Việt Nam VOV, cùng các nhà quay phim, chụp ảnh…
Xuất phát từ Thiền Viện Vạn Hạnh, tp Hồ Chí Minh, điểm dừng chân và khảo sát đầu tiên của đoàn là chùa Kim Cang ở huyện Thủ Thừa-Long An.
Chùa Kim Cang là một ngôi chùa cổ, được thành lập vào năm 1820, với nét đặc trưng văn hóa chùa Việt miền Tây Nam bộ. Chùa tọa lạc tại số 90/1 Quốc lộ 1A gần sông Cầu Voi chảy ra sông Vàm Cỏ. Với bề dày lịch sử, chùa có nhiều điểm lịch sử vàng son và đậm chất tâm linh huyền bí, với nhiều bản kinh gỗ còn lưu giữ. Hiện nay, ngôi chùa đã được xây mới hoàn toàn bằng bê-tông nhưng vẫn mang nét cổ kính linh thiêng. Trong chùa được trang trí rất nhiều hoành phi đối liễn chủ yếu bằng chữ Nho. Khi đoàn đến khảo sát cũng là lúc chùa mới tổ chức lễ tiểu tường cố hòa thượng Thích Tắc Ngộ, người có nhiều công sức xây dựng và phát triển ngôi chùa trang nghiêm đẹp đẽ như ngày hôm nay.
Các bản kinh gỗ tại chùa Kim Cang-Long An
Chùa Thiên Châu, trụ sở tỉnh hội PG Long An
Lễ di quan thân mẫu Hòa thượng Trưởng BTS PG Long An
Long Phước cổ tự, tp Tân An
Thờ tự theo phong cách Tam giáo đồng nguyên
Chùa Cổ Long Phước
Sông Vàm Cỏ phía sau chùa
Chùa Vĩnh Tràng, tp Vĩnh Long, Tiền Giang
Tọa đàm tại tỉnh hội PG Tiền Giang
Tịnh xá Ngọc Viên, cạnh dòng sông Tiền, ngôi tịnh xá đầu tiên và là chốn tổ hệ phái Khất Sĩ, tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Cây Bồ đề bảy nhánh tại tịnh xá Ngọc Viên
Tọa đàm với hệ phái Khất sĩ, Tổ đình Minh Đăng Quang
Tổ đình Minh Đăng Quang, ngôi tịnh xá mới xây dựng tại Vĩnh Long
Chùa Pothisomron, hệ phái Nam Tông Khmer, Cần Thơ
Tọa đàm tại Học Viện PG Nam Tông Khmer
Chùa Sanvor, cạnh địa điểm mới của HVPG Nam Tông Khmer
Chùa Phổ Minh, Rạch Giá, Kiên Giang
Tam Bảo cổ tự, tỉnh hội PG Kiên Giang
Tọa đàm với BTS PG Nam Tông Khmer tại chùa Ratanaransĩ, Kiên Giang
Qua phà Vàm Cống, sông Hậu, trở về tp Hồ Chí Minh
TVN.
Còn tiếp
trung bộ, phái đoàn, văn hóa, trung ương, giáo hội, phật giáo, khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm, trị sự, tỉnh thành, chương trình, thực hiện, ngôn ngữ, kiến trúc, di sản, thành viên, suy nghĩ
Ý kiến bạn đọc