Slide1 Slide2


Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Đăng lúc: Thứ năm - 04/09/2014 00:46 - Người đăng bài viết: admin
Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

 
 
Nhu cầu của con người có hai:

1. Nhu cầu.

2. Ước muốn.


Hễ khi ước muốn quá mức nhu cầu của mình thì gọi là “tham”. Nhưng mọi người thường không biết mình cần bao nhiêu, và cũng khó phân biệt được sự sai khác giữa nhu cầu và ước muốn rõ ràng nên luôn cảm thấy thiếu.

Thật ra, không khó để phân biệt nhu cầu và ước muốn. Khát thì uống nước; đây là “nhu cầu”. Nhưng uống giải khát chỉ cần chúng ta uống một ly thì đủ, nếu như đề phòng cần đến bất cứ lúc nào, ước muốn cất trữ hai, ba ly thì tâm lý này giống như nuôi con để cậy về già, tích lúa phòng khi đói; đây chính là tham, vấn đề hiện tại phải giải quyết trước chính là nhu cầu. Còn sau này cần cái gì? Có phải nhu cầu mình cần nhiều như thế không? Vì không có cách gì mà đoán trước mọi việc, cho nên không cần suy nghĩ.

Con người ăn uống thiếu thốn thì không thể duy trì thân mạng. Nam nữ không giao hợp thì không duy trì được nòi giống vì không sinh được thân mạng. Người Trung Quốc nói: “Thích ăn là bản tính con người”. Chúng ta có thể thấy chuyện ăn uống, quan hệ nam nữ là chuyện thường tình của con người, có thể bị cho là nguyên nhân việc xấu là do con người tìm cầu quá mức, đắm chìm trong vật chất nên không có cách nào tự cứu mình, giống như đam mê chuyện tình cảm, hoặc thích ăn chơi trác táng; những điều này đều vì tham mà tự mình chuốc lấy phiền não, cũng chính là nói: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”. Tất nhiên, nếu như chúng ta có sở thích thật sự, và năng lực của mình có thể đạt đến mục tiêu như thế thì không hề gì. Nhưng nếu chúng ta ham gánh vác công việc quá sức mình sẽ chuốc lấy rất nhiều phiền phức.

Ngoài nhu cầu cơ bản sinh tồn, con người còn thích ngắm phong cảnh đẹp, nghe âm nhạc hay; nói chung, mong muốn thấy nhiều, nghe nhiều của con người cũng là chuyện thường tình. Cho nên con người thưởng thức cảnh đẹp và âm nhạc là phản ứng bản năng, không cần trốn tránh nó. Hoa lá, cây cảnh trong công viên để cho mọi người thưởng thức ngắm nhìn, cứ để nó tự nhiên hiện ra trước mắt, chỉ cần chúng ta chiêm ngưỡng thưởng thức cảnh đẹp. Còn về âm nhạc, nếu như chúng ta nghe những bản nhạc mình ưa thích thì tất nhiên chăm chú lắng nghe thích thú; đây cũng là một cách hưởng thụ.

Nhưng nếu chúng ta thấy hoa đẹp, liền khởi tâm muốn bẻ hoa đem về nhà; đó là tham. Âm nhạc cũng như vậy, nếu nghe nhạc mà say đắm quên mình, bỏ công ăn việc làm mà đắm chìm trong đó; hoặc nghe bản nhạc hay mà say mê vào âm nhạc, càng thưởng thức càng chìm đắm, nhu cầu thích nghe ngày càng nhiều, nên không ngừng chạy theo ham muốn, chiếm hữu, thì đó là tham. Vì thế, theo đuổi phẩm chất cuộc sống tốt đẹp vốn là thường tình của con người; nhưng nếu biến thành chấp trước thì sẽ đem đến nhiều phiền não.

Ham muốn và yêu thương vốn không có gì là xấu, nhưng ham muốn thường đưa đến lòng tham của mọi người. Khi ham muốn, yêu thương và tham cùng sinh khởi thì biến thành phiền não. Nhưng tham cũng phải phân biệt mức độ tốt xấu, giống như yêu thương có thể là một sự cống hiến, và ham muốn cũng có thể là hy vọng. Hy vọng cho mình và khắp thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, tiến bộ văn minh hơn. Đây chính là chuyển tham ái và tham dục thành tâm nguyện, chuyển thành sự mong đợi. Do đó, tham ái và tham dục cũng có thể chuyển đổi phương hướng phát triển tốt đẹp, làm việc tích cực cống hiến cho xã hội.
 
HT. Thánh Nghiêm

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Back to top