Slide1 Slide2


Chánh niệm: Phương pháp thực hành trong Phật giáo

Đăng lúc: Thứ ba - 03/05/2016 09:39 - Người đăng bài viết: bode
Chánh niệm là một kỹ thuật được tích hợp vào giáo lý của Đức Phật. Đây là yếu tố thứ bảy trong Bát Chánh Đạo gói gọn những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Chánh niệm hay “sati” là sự ý thức toàn bộ về thân và tâm trong giây phút hiện tại. Đó là ý thức về cơ thể, về cảm xúc, về suy nghĩ và sự vật hiện tượng tác động đến thân và tâm.

Chánh niệm là một kỹ thuật được tích hợp vào giáo lý của Đức Phật. Đây là yếu tố thứ bảy trong Bát Chánh Đạo gói gọn những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Chánh niệm hay “sati” là sự ý thức toàn bộ về thân và tâm trong giây phút hiện tại. Đó là ý thức về cơ thể, về cảm xúc, về suy nghĩ và sự vật hiện tượng tác động đến thân và tâm.

Chánh niệm là sự quan sát không dính mắc vào những gì đang xảy ra trong và xung quanh chúng ta trong giây phút hiện tại. Chánh niệm nghĩa là hoàn toàn chú ý đến tất cả sự vật như-chúng-đang-là mà không có phản ứng hay khởi lên những suy nghĩ về những gì mà chúng ta cảm nhận vào lúc này. Trong thực hành chánh niệm, tâm được huấn luyện để duy trì trạng thái hiện tại, cởi mở, yên tĩnh và tỉnh táo, chú tâm vào giây phút hiện tại và chấp nhận những suy nghĩ và phản ứng của chúng ta mà không có phán xét.
 
Tất cả những đánh giá và giải thích về cảm xúc và suy nghĩ đều chỉ được ghi nhận rồi bỏ qua. Có chánh niệm nghĩa là hoàn toàn có mặt ở đó, không bị cuốn vào mơ tưởng, đề phòng, tham luyến, hay lo lắng. Đó là một trạng thái tinh thần tham gia vào giây phút hiện tại mà không đánh giá hay phản ứng gì đối với nó.

Luyện tập chánh niệm thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng chú ý của não. Cũng như các kỹ năng khác, thực hành thường xuyên chánh niệm nâng cao kỹ năng để nó phát khởi một cách tự nhiên và đồng thời. 
 
Chánh niệm liên quan đến sự tự khám phá và trở nên thương yêu hơn với chính mình và đối với người khác. Đời sống chánh niệm đưa đến một đời sống trọn vẹn và vững chắc hơn, và có thể hiểu được chính mình và môi trường xung quanh mà không có phán xét.

Đó là sự đánh thức đời sống chúng ta và tăng cường khả năng phục hồi tinh thần và cảm xúc. Chánh niệm giúp tạo ra sự hài hòa trong tâm, sự rung động với thế giới xung quanh chúng ta. Chánh niệm đang trở thành một lối sống trong nhiều bộ phận của đời sống xã hội. Nó trở thành một yếu tố trong sinh hoạt hàng ngày của họ nhằm mang lại lợi ích cũng như những người tập thể dục và thư giản lành mạnh.

Trong một xã hội được đặc trưng bởi những ảnh hưởng không lành mạnh và không dễ chịu của những cạnh tranh quá mức, sự thiếu kiên nhẫn và căng thẳng, thì thực tập chánh niệm làm cho mọi người nhận ra sự cần thiết phải giảm tốc độ và chú ý. Đối với rất nhiều người, nó như là một liệu pháp đối trị với một tâm trí bất an, thiếu cân bằng, khó khăn, bất mãn, đau khổ và bất hạnh gây ra bởi tâm trạng tiêu cực và căng thẳng, thì thực tập chánh niệm đã cho thấy rất hữu hiệu để phát triển một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh và thỏa mãn hơn. Chánh niệm là cách thức trực tiếp nhất để vượt qua sầu não, buồn phiền, lo lắng, và nhận biết trạng thái cao nhất của hạnh phúc nội tại. 
 
Thực tập chánh niệm đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây và các ấn phẩm về chánh niệm đã tăng lên nhanh chóng trong thế giới phương Tây. Hiệu quả của chánh niệm được hỗ trợ bởi một cơ chế đang phát triển của nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu ứng dụng đã chỉ ra rằng chánh niệm có tác động tích cực đối với sức khỏe và hạnh phúc của người dân.
 
Đặc biệt nó có một tác động tích cực đến não bộ của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm thay đổi mô hình bộ não và các hành vi. Nhiều bệnh viện và trung tâm cộng đồng đã bắt đầu cung cấp các khóa học về thực hành chánh niệm. Chánh niệm đã đi vào lĩnh vực y khoa từ những năm 1970. 
 
Ngày nay, chánh niệm được giảng dạy và thực hành tại nhiều bệnh viện nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Canada một số nước phương Tây khác. Liệu pháp giảm thiểu căng thẳng dựa trên thực hành chánh niệm (Mindfulness-Based Stress Reduction - MBSR) được phát triển bởi Trường Y của Đại học Massachusetts tại Mỹ đã được sử dụng thành công để điều trị một loạt các căn bệnh.

Những thực hành chánh niệm đã giúp giảm bớt bệnh tâm lý như lo âu, hoảng loạn và nỗi sợ hãi. Chúng đã trở thành phương pháp đã được chứng minh lâm sàng để giảm bớt căng thẳng và chứng đau mãn tính. Một số lớn các Trung tâm y tế đang gia tăng trên toàn thế giới hiện nay cung cấp các liệu pháp dựa trên chánh niệm để chữa trị các chứng rối loạn tâm tính và các rối loạn khác.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc thực hành chánh niệm trong việc giảm căng thẳng tâm lý. Chúng đều dẫn đến những cải thiện sức khỏe cả về tinh thần và thể chất, làm giảm trầm cảm, lo âu, cô đơn và chứng đau mãn tính.

Trong những năm gần đây đã có một sự quan tâm ngày càng tăng trong việc thực hành chánh niệm như là một phần của tâm lý. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng kỹ thuật hình ảnh não đồ để điều tra các cơ chế sinh học thần kinh mà thực hành chánh niệm áp dụng được. Một số nhà tâm lý nhận thấy rằng thiền chánh niệm như là một sự hỗ trợ trong tư vấn và phương pháp điều trị khác có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn tìm hiểu để giải phóng cảm xúc tiêu cực và thói quen suy nghĩ.

Sau khi nhận được liệu pháp nhận thức dựa vào chánh niệm, bệnh nhân cho biết họ nhận thấy rằng các suy nghĩ tiêu cực đã mất dần năng lực của chúng theo thời gian. Các kỹ thuật chánh niệm được sử dụng để giúp đỡ trẻ em bị chứng rối loạn hiếu động thái quá thiếu tập trung, và làm cho những người lính bị rối loạn stress sau chấn thương hồi phục và giờ đây cho các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như một kỹ thuật để phát triển tập trung, trong sáng và lòng thương yêu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành chánh niệm có thể có hiệu quả trong việc quản lý trầm cảm. Nó có thể có hiệu quả như là thuốc chống trầm cảm trong điều trị trầm cảm. 

Khả năng cải thiện hiệu suất là một trong những lý do chính cho sự chú ý nhiều hơn vào thực hành chánh niệm ở phương Tây. Các chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp, cũng như các tổ chức, công ty, và các quốc gia đang áp dụng thực hành chánh niệm và ‘tình thương’ liên quan và lắng nghe người khác như các phương thức quản lý trong một mức độ ngày càng tăng.

Trong số các tổ chức này là Google, quân đội Mỹ, đặc biệt là thủy quân lục chiến Mỹ, nhà tù, công tác xã hội, trang mạng LinkedIn. Trong quân sự Mỹ, huấn luyện chánh niệm bao gồm các thực hành “làm dịu bộ não” để cải thiện hiệu suất. Các tay súng bắn tỉa cũng hưởng lợi từ chương trình huấn luyện này.

Chánh niệm nâng cao sự chú ý, sức tập trung và mục tiêu. Nó có được nền tảng như một thực hành hữu ích trong các cá nhân thể thao nổi bật bao gồm các vận động viên Olympic và các ngôi sao điện ảnh. Sinh viên muốn tăng hiệu suất của họ, và cũng vậy cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc muốn có nhiều sự chú ý hơn đến nhu cầu của người khác có thể tìm thấy việc thực hành chánh niệm là rất hữu ích.

Thiền chánh niệm giúp chúng ta phát triển trí tuệ, cảm xúc, tự điều chỉnh, và sự đồng cảm cần thiết cho các mối quan hệ thành công. Nó khá hữu ích cho việc phải đối mặt với những thách thức giữa các cá nhân với nhau.

Chánh niệm trong truyền thống Phật giáo là nhằm để chuyển hóa cảm giác tự ngã của một người. Nó không phải là việc nhằm đạt được những mục tiêu cá nhân gắn liền với những ham muốn cá nhân. Mục tiêu của thực hành chánh niệm là để giải phóng chính mình ra khỏi lòng tham, sân hận và si mê (ba ô nhiễm chính trong giáo lý Phật giáo) chứ không phải để làm giảm bớt căng thẳng. Trọng tâm thực sự của Phật giáo là giác ngộ, để có được chánh kiến và trí tuệ về bản thể chân thật của chúng ta. Nếu không có điều đó, chúng ta không thể diệt trừ tận gốc khổ đau của chúng ta. 
 
TVN.
Theo http://www.buddhistchannel.tv/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Back to top